Login form
LESSON 94: In the chips, Bargaining chip
Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style hôm nay, chúng tôi xin đem đến quý vị 2 thành ngữ trong đó có chữ Chip đánh vần là C-H-I-P, nghĩa là mảnh vụn hay một cái thẻ tròn bằng nhựa mà các con bạc dùng trong những sòng bài. Hai thành ngữ này là In The Chips và Bargaining Chip. Chúng tôi xin nhắc lại, 2 thành ngữ mới này là In The Chips và Bargaining Chip.
Khi người Mỹ chơi bài Poker, mình thường gọi là bài xì phé, họ không dùng tiền mặt mà dùng một loại thẻ tròn màu trắng, đỏ hay xanh tùy theio số tiền họ có ít hay nhiều. Sau khi đánh bạc xong họ đổi các thẻ này trở lại thành tiền mặt.
Thành ngữ thứ nhất In The Chips có nghĩa là họ kiếm được nhiều cái thẻ và như vậy là được nhiều tiền. Trong thí dụ thứ nhất sau đây, anh Don Benson nói về anh Charley, một người mà hồi còn học ở trung học, không ai tin là sau này lại trở nên rất khá giả:
AMERICAN VOICE: (DON BENSON): Charley did’nt get good grades and we thought he was a little stupid. But he went to college, went into business for himself, worked hard, and believe it or not, ended up in the chips.
TEXT: (TRANG): Chuyện anh Charley như thế nào hồi còn trẻ? Anh Charley học kém và chúng tôi nghĩ rằng anh ấy hơi đần độn. Nhưng sau đó anh ấy theo học đại học, rồi mở cơ sở buôn bán riêng, làm việc rất cần cù, và điều khá ngạc nhiên là cuối cùng anh ấy trở nên rất giàu có.
Những chữ mới đáng chú ý là: Grade đánh vần là G-R-A-D-E nghĩa là điểm của học sinh, Stupid đánh vần là S-T-U-P-I-D nghĩa là ngu ngốc hay đần độn, và college đánh vần là C-O-L-L-E-G-E nghĩa là đại học. Bây giờ mời quý vị nghe anh Don đọc lại thí dụ này AMERICAN VOICE : (DON BENSON): Charley did’nt get good grades and we thought he was a little stupid. But he went to college, went into business for himself, worked hard, and believe it or not, ended up in the chips.
TEXT: (TRANG): Dĩ nhiên, không phải lúc nào người ta cũng cần có trí thông minh hay làm việc cần cù mới trở nên giàu có. Trong thí dụ thứ hai, anh Don sẽ nói về chuyện một người bạn tên Pete trở nên khá giả nhờ thừa hưởng gia tài do họ hàng để lại:
AMERICAN VOICE: (DON): My friend Pete had plodded along in a low paid job for 20 years. Then a distant cousin he had never met died without heirs and left him ten million bucks. So now he is in the chips.
TEXT: (TRANG): Anh bạn Pete gặp may như thế nào? Anh ấy làm việc cần cù với đồng lương thấp trong 20 năm trời. Rồi một người anh họ xa mà Pet chưa bao giờ gặp chết đi mà không có con thừa kế. Vì thế anh Pete được hưởng gia tài 10 triệu đô la và bây giờ anh ấy rất khá giả.
Những chữ mới mà quý vị cần biết là: To Plod đánh vần là P-L-O-D nghĩa là làm việc cần cù khó nhọc. Distant đánh vần là D-I-S-T-A-N-T nghĩa là xa xôi, Buck đánh vần là B-U-C-K nghĩa là đồng đô la Mỹ, và Heir đánh vần là H-E-I-R nghĩalà người thừa kế. Bây giờ anh Don sẽ cho chúng ta nghe lại thí dụ này với thành ngữ In the Chips: AMERICAN VOICE: (DON): My friend Pete had plodded along in a low paid job for 20 years. Then a distant cousin he had never met died without heirs and left him ten million bucks. So now he is in the chips.
TEXT:(TRANG): Trong công cuộc buôn bán, cả người mua lẫn người bán đều phải có những lợi điểm để mang ra thương lượng với nhau. Người Mỹ gọi đó là Bargaining Chip, rút từ động từ to Bargain đánh vần là B-A-R-G-A-I-N nghĩa là mặc cả hay thương lượng với nhau. Quý vị hãy hình dung một ông chủ tiệm quần áo dự định bán các cửa tiệm của ông lại cho một công ty lớn hơn. Ông ấy nói với phụ tá của ông như sau:
AMERICAN VOICE: (DON): I know this other outfit is a lot bigger, but we have one good bargaining chip. We have stores in choice locations in
TEXT:(TRANG): Ông chủ tiệm nói như sau: Tôi biết là công ty kia lớn hơn nhiều, nhưng chúng ta có một lợi điểm để thương lượng. Đó là chúng ta có những tiệm nhỏ ở địa điểm chọn lọc tại
Sau đây là những chữ đáng chú ý: Outfit đánh vần là O-U-T-F-I-T nghĩa là công ty kinh doanh. Choice đánh vần là C-H-O-I-C-E nghĩa là chọn lọc, và Location đánh vần là L-O-C-A-T-I-O-N nghĩa là địa điểm. Bây giờ mời quý vị nghe lại thí dụ này:
AMERICAN VOICE: (DON): I know this other outfit is a lot bigger, but we have one good bargaining chip. We have stores in choice locations in
TEXT:(TRANG): Việc mặc cả không phải chỉ xảy ra trong giới kinh doanh mà nhiều khi trong lãnh vực ngoại giao giữa nước này với nước khác nữa. Chẳng hạn như nước A thương lượng với nước B để nước B chịu giảm bớt thuế quan đánh lên hàng hóa mà nước A muốn xuất khẩu. Việc thương lượng gặp khó khăn cho nên nước A cần thay đổi chính sách. Sau đây là lời ông đại sứ nước A đề nghị với ông bộ trưởng ngoại giao nước đó:
AMERICAN VOICE: (DON): Sir, the other side really doesn’t want to cut tariffs on our goods. We need a bargaining chip. How about a soft loan to help them build those new power plants they want so much?
TEXT:(TRANG) Ông đại sứ nói: thưa ngài, phía bên kia thật sự không muốn giảm thuế quan đánh lên hàng hóa của chúng ta. Chúng ta cần có một lợi điểm để thương lượng. Tôi đề nghị cho họ vay một khoản tiền với điều kiện dễ dàng để giúp họ xây các nhà máy điện mới mà họ hết sức mong muốn. Những chữ mới cần biết là: Tariffs, đánh vần là T-A-R-I-F-F-S nghĩa là khoản tiền vay với điều kiện dễ dàng, và Power plant, đánh vần la P-O-W-E-R Và P-L-A-N-T nghĩa là nhà máy điện. Bây giờ anh Don sẽ đọc lại thí dụ này:
AMERICAN VOICE(DON): Sir, the other side really doesn’t want to cut tariffs on our goods. We need a bargaining chip. How about a soft loan to help them build those new power plants they want so much?
TRANG:Thành ngữ Bargaining chip vừa rồi rồi đã kết thúc bài học thành ngữ English American Style hôm nay. Như vậy là chúng ta vừa học được hai thành ngữ mới. Một là In the chips nghĩa là có nhiều tiền, hay khá giả, và hai là Bargaining chip nghĩa là một lợi điểm để thương lượng, mặc cả. Huyền Trang xin kính chào Quý vị thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.