Tips for Vietnamese students

Làm Thế Nào Để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Để đi học được ở những quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, U'c Hà Lan, Niu Dilơn, Xingapo..., bạn còn cần phải có một vốn tiếng Anh cũng tốt như học lực của bạn. "Công lực" tiếng Anh của bạn phải đủ cao để vượt qua tiêu chuẩn của các test những nước này yêu cầu (thường là TOEFL, IELTS). Do việc thi các chứng chỉ này thông thường là rất tốn kém (khoản 100 đô la Mỹ), bạn không thể cho phép mình thử sức đến lần thứ hai hay thứ ba. Anh Xuân Vinh cựu sinh viên ĐH Ngoại thương tốt nghiệp MBA học bằng tiếng Pháp của Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý (CFVG) và tốt nghiệp MBA tại Anh sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm thuộc loại xương máu để các bạn cùng tham khảo.

Để Nhớ Nhanh Và Lâu

"Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa? Đừng vội bǎn khoǎn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả nǎng của bộ óc mình.

Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Nơ-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số nơ-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não.

Những Kinh Nghiệm Của Kỳ Tài Ngoại Ngữ

Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều nǎm mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan, ... được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ. Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm phong phú của bản thân - nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.

Thiếu Kĩ Năng Giao Tiếp - Chuyện Không nhỏ Khi Đi Tìm Việc

Có rất nhiều nhà tuyển dụng xem đây là vấn đề nóng bỏng. Chính vì vậy mà trong không ít quảng cáo tuyển dụng có ghi rõ: có khả nǎng giao tiếp tốt, tự tin... Đã có người nước ngoài kết luận HS-SV Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiễn và nǎng lực giao tiếp. Chuyện tưởng là nhỏ, là chuyện nói cho vui nhưng khi bắt tay vào công cuộc tìm việc thì cũng khiến không ít kẻ khóc người cười.

 
Vẫn tồn tại một nghịch lý là rất nhiều SV tốt nghiệp loại Khá, Giỏi nhưng khi ra trường lại tìm việc không dễ bằng một người chỉ tốt nghiệp loại Trung bình. Có lẽ không phải mất thời gian lắm để tìm câu trả lời. Điều cốt yếu đối với một người khi đi xin việc làm ngoài bằng cấp và kết quả học tập còn phải có những yếu tố quan trọng khác như khả nǎng giao tiếp kinh nghiêm thực tiễn, khả nǎng thích ứng với công việc. Trong một kỳ thi tuyển vào công ty FPT, nhà tuyển dụng cho chúng tôi biết: hầu hết các ứng viên đều tỏ ra lúng túng khi trả lời phỏng vấn. Hơn nữa sự thiếu hụt trong hiểu biết các vấn đề mang tính thời sự, xã hội là phổ biến. Có lẽ điều quan trọng nhất chính là khả nǎng chuyển hoá và áp dụng các kiến thức đã được học, nhưng dường như SV sau khi ra trường lại tỏ ra lúng túng. Các ứng viên trước các cuộc phỏng vấn thường có một sự chuẩn bị tâm lý hết sức công phu và cố gắng để nói một cách lưu loát nhất nhưng mọi sự chuẩn bị nếu không xuất phát từ khả nǎng thực có sẽ ít đem lại kết quả. Một bản lĩnh khi giao tiếp thể hiện được trình độ cũng như khả nǎng của ứng viên. Một thái độ đĩnh đạc biết làm chủ những gì mình nói thì cho dù họ đang ngồi phỏng vấn đi chǎng nữa thì một kết quả tích cực là điều tất nhiên.

Không phải bất cừ ai khéo léo trong giao tiếp xã giao hàng ngày cũng đều thành công trong các cuộc phỏng vấn. Điều quan trọng nhất không phải nằm ở chỗ khéo ǎn khéo nói mà nói phải là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: hiểu biết, sự tư tin, nghiệp vụ và ngay cả việc biết nắm bắt thái độ, mong muốn của người phỏng vấn. Đây chính là sự nhạy cảm không thể thiếu.
Đi tìm cǎn nguyên cho sự thiếu một khả nǎng giao tiếp có lẽ ngoài việc mỗi cá nhân tìm ra nhược điểm của mình còn có một nguyên nhân chung là sự thiếu hụt các hoạt động thực tiễn, SV hầu như không có "đất" để thể hiện mình. Có thể có người sẽ phản đối ý kiến này nhưng một thực tế rằng: chỉ một số ít SV giỏi thực sự nǎng động mới thành công ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên, đa số còn lại phải lặn lộn quá nhiều, cho tới khi gối mỏi chân chồn rồi vẫn chưa tìm được việc. Phải chǎng ngoài việc chuẩn bị vốn kiến thức, kỹ nǎng làm việc cần thiết, SV khi đi xin việc còn phải chuẩn bị một kỹ nǎng giao tiếp theo đúng nghĩa.
Bạn hãy lắng nghe một số "kinh nghiệm xương máu" vì cái gọi là "thiếu kỹ nǎng giao tiếp" này.

N.V.V (K33 Đại học ngoại thương HN)
Đây đúng là một trở ngại đối với tôi. Ban đầu tôi không hiểu tại sao tôi thi nhiều như thế rồi mà vẫn không trúng tuyển. Nhân một buổi nói chuyện với một nhóm bạn, họ chê tôi nói nǎng lập bập, không khúc chiết và thường diễn đạt sai ý mình muốn nói. Tôi cho rằng nhược điểm của tôi có lẽ là ở đây bởi vì không có lý nào tôi tốt nghiệp loại Khá, tiếng Anh đọc viết thông thạo, vi tính thông thạo và có nǎng lực, nhưng ra trường sau hơn 1 nǎm vẫn chưa tìm được việc. Việc giao tiếp không tốt của tôi ảnh hưởng khá nhiều tới việc diễn đạt bằng tiếng Anh mà đi phỏng vấn hầu hết tôi bị hỏi bằng tiếng Anh. Sau một thời gian "điều chỉnh" tôi cảm thấy tự tin hơn và thực sự đã thể hiện được đúng mình trong các cuộc phỏng vấn. Bây giờ tôi đang làm việc cho một công ty của Mỹ, mọi việc thật suôn sẻ. Tôi rút được một kinh nghiệm xương máu rằng: tự tin, nói nǎng rõ ràng, đơn giản lại là một trong những chìa khoá của thành công. 

Lê Phương Hoa (K20 Đại học Luật HN)
Có lẽ tôi không phải là người không biết giao tiếp. Tôi rất thành công với các mối quan hệ của mình nhưng lại cũng thất bại trong khi đi xin việc mặc dù tốt nghiệp loại Khá (rất khó đối với trường chúng tôi) và có chút ít kinh nghiệm. Đến giờ này tôi vẫn chưa xin được việc mặc dù tôi đã tham gia khá nhiều cuộc phỏng vấn. Câu hỏi của các bạn làm cho tôi phát hiện ra một điều biết đâu lại là chìa khoá mở cánh cửa tìm việc, trong các cuộc phỏng vấn, tôi thường trả lời một mạch tất cả các câu hỏi như một bài học thuộc, hình như không có "cảm xúc" mấy và có vẻ hơi thụ động. Có lẽ "vấn đề" của tôi là ở đấy. Gợi ý của các bạn có lẽ sẽ giúp tôi "giao tiếp" một cách thành công hơn trong những lần tới

B.V.L (K~9 Luật - ĐHKHXH&NV 
Tôi hoàn toàn tự tin về khả nǎng giao tiếp của mình, nhưng vẫn có một chuyện "đau đớn" xảy ra. Trong một cuộc phỏng vấn vào một công ty của Nhật, tôi đã thành công tới phút thứ 89 nhưng lại bị nock out ở phút cuối cùng bằn một sơ suất hết sức ngớ ngẩn. Phỏng vấn tôi là một người đàn ông Nhật, sau khi hỏi tôi có thể bắt đầu công việc từ ngày nào, ông hỏi thêm: có phải tôi cao 1.70m không? (vì trông tôi khá cao), tôi cao hứng và thǎng hoa quá mức vì nghĩ mình đã thành công nên đứng bật dậy, đưa tay ngang đầu và trả lời vô cùng tự tin: "yes, of course". Tôi không nghĩ được rằng người phỏng vấn tôi lại hơi "khiêm tốn" về chiều cao. Và tôi đã "ra đi" như thế... Không một lời gọi tôi đi làm trở lại.

 

Tìm Kiếm Việc Làm Qua Cơ Hội Được Phòng Vấn

Việc làm luôn là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, vì vậy để có một việc làm như mong muốn ngoài trình độ và khả nǎng của bản thân chắc chắn bạn cần có một chút kinh nghiệm. Hãy mạnh dạn tìm đến những công ty có nhu cầu tuyển dụng, bạn hãy chuẩn bị một số câu hỏi mà bạn muốn hỏi nhưng chỉ hỏi khi bạn nghĩ điều đó là quan trọng. Các câu hỏi về công việc của công ty, doanh nghiệp là điều tốt nhưng đề cập tới lương hay chế độ ưu đãi ngay lúc này là không nên và có thể bạn sẽ không có được cuộc phỏng vấn.